101 keyboard shortcuts


CTRL+C (Copy)
CTRL+X (Cut)
CTRL+V (Paste)
CTRL+Z (Undo)
CTRL+Y (Redo)

DELETE (Delete)
SHIFT+DELETE (Delete the selected item permanently without placing the item in the Recycle Bin)
CTRL while dragging an item (Copy the selected item)
CTRL+SHIFT while dragging an item (Create a shortcut to the selected item)
F2 key (Rename the selected item)
CTRL+RIGHT ARROW (Move the insertion point to the beginning of the next word)
CTRL+LEFT ARROW (Move the insertion point to the beginning of the previous word)
CTRL+DOWN ARROW (Move the insertion point to the beginning of the next paragraph)
CTRL+UP ARROW (Move the insertion point to the beginning of the previous paragraph)
CTRL+SHIFT with any of the arrow keys (Highlight a block of text)
SHIFT with any of the arrow keys (Select more than one item in a window or on the desktop, or select text in a document)
CTRL+A (Select all)
F3 key (Search for a file or a folder)
ALT+ENTER (View the properties for the selected item)
ALT+F4 (Close the active item, or quit the active program)
ALT+ENTER (Display the properties of the selected object)
ALT+SPACEBAR (Open the shortcut menu for the active window)
CTRL+F4 (Close the active document in programs that enable you to have multiple documents open simultaneously)
ALT+TAB (Switch between the open items)
ALT+ESC (Cycle through items in the order that they had been opened)
F6 key (Cycle through the screen elements in a window or on the desktop)
F4 key (Display the Address bar list in My Computer or Windows Explorer)
SHIFT+F10 (Display the shortcut menu for the selected item)
ALT+SPACEBAR (Display the System menu for the active window)
CTRL+ESC (Display the Start menu)
ALT+Underlined letter in a menu name (Display the corresponding menu)
Underlined letter in a command name on an open menu (Perform the corresponding command)
F10 key (Activate the menu bar in the active program)
RIGHT ARROW (Open the next menu to the right, or open a submenu)
LEFT ARROW (Open the next menu to the left, or close a submenu)
F5 key (Update the active window)
BACKSPACE (View the folder one level up in My Computer or Windows Explorer)
ESC (Cancel the current task)
SHIFT when you insert a CD-ROM into the CD-ROM drive (Prevent the CD-ROM from automatically playing)
Dialog Box Keyboard Shortcuts
CTRL+TAB (Move forward through the tabs)
CTRL+SHIFT+TAB (Move backward through the tabs)
TAB (Move forward through the options)
SHIFT+TAB (Move backward through the options)
ALT+Underlined letter (Perform the corresponding command or select the corresponding option)
ENTER (Perform the command for the active option or button)
SPACEBAR (Select or clear the check box if the active option is a check box)
Arrow keys (Select a button if the active option is a group of option buttons)
F1 key (Display Help)
F4 key (Display the items in the active list)
BACKSPACE (Open a folder one level up if a folder is selected in the Save As or Open dialog box)
m*cro$oft Natural Keyboard Shortcuts
Windows Logo (Display or hide the Start menu)
Windows Logo+BREAK (Display the System Properties dialog box)
Windows Logo+D (Display the desktop)
Windows Logo+M (Minimize all of the windows)
Windows Logo+SHIFT+M (Restore the minimized windows)
Windows Logo+E (Open My Computer)
Windows Logo+F (Search for a file or a folder)
CTRL+Windows Logo+F (Search for computers)
Windows Logo+F1 (Display Windows Help)
Windows Logo+ L (Lock the keyboard)
Windows Logo+R (Open the Run dialog box)
Windows Logo+U (Open Utility Manager)
Accessibility Keyboard Shortcuts
Right SHIFT for eight seconds (Switch FilterKeys either on or off)
Left ALT+left SHIFT+PRINT SCREEN (Switch High Contrast either on or off)
Left ALT+left SHIFT+NUM LOCK (Switch the MouseKeys either on or off)
SHIFT five times (Switch the StickyKeys either on or off)
NUM LOCK for five seconds (Switch the ToggleKeys either on or off)
Windows Logo +U (Open Utility Manager)
Windows Explorer Keyboard Shortcuts
END (Display the bottom of the active window)
HOME (Display the top of the active window)
NUM LOCK+Asterisk sign (*) (Display all of the subfolders that are under the selected folder)
NUM LOCK+Plus sign (+) (Display the contents of the selected folder)
NUM LOCK+Minus sign (-) (Collapse the selected folder)
LEFT ARROW (Collapse the current selection if it is expanded, or select the parent folder)
RIGHT ARROW (Display the current selection if it is collapsed, or select the first subfolder)
Shortcut Keys for Character Map
After you double-click a character on the grid of characters, you can move through the grid by using the keyboard shortcuts:
RIGHT ARROW (Move to the right or to the beginning of the next line)
LEFT ARROW (Move to the left or to the end of the previous line)
UP ARROW (Move up one row)
DOWN ARROW (Move down one row)
PAGE UP (Move up one screen at a time)
PAGE DOWN (Move down one screen at a time)
HOME (Move to the beginning of the line)
END (Move to the end of the line)
CTRL+HOME (Move to the first character)
CTRL+END (Move to the last character)
SPACEBAR (Switch between Enlarged and Normal mode when a character is selected)
m*cro$oft Management Console (MMC) Main Window Keyboard Shortcuts
CTRL+O (Open a saved console)
CTRL+N (Open a new console)
CTRL+S (Save the open console)
CTRL+M (Add or remove a console item)
CTRL+W (Open a new window)
F5 key (Update the content of all console windows)
ALT+SPACEBAR (Display the MMC window menu)
ALT+F4 (Close the console)
ALT+A (Display the Action menu)
ALT+V (Display the View menu)
ALT+F (Display the File menu)
ALT+O (Display the Favorites menu)
MMC Console Window Keyboard Shortcuts
CTRL+P (Print the current page or active pane)
ALT+Minus sign (-) (Display the window menu for the active console window)
SHIFT+F10 (Display the Action shortcut menu for the selected item)
F1 key (Open the Help topic, if any, for the selected item)
F5 key (Update the content of all console windows)
CTRL+F10 (Maximize the active console window)
CTRL+F5 (Restore the active console window)
ALT+ENTER (Display the Properties dialog box, if any, for the selected item)
F2 key (Rename the selected item)
CTRL+F4 (Close the active console window. When a console has only one console window, this shortcut closes the console)
Remote Desktop Connection Navigation
CTRL+ALT+END (Open the m*cro$oft Windows NT Security dialog box)
ALT+PAGE UP (Switch between programs from left to right)
ALT+PAGE DOWN (Switch between programs from right to left)
ALT+INSERT (Cycle through the programs in most recently used order)
ALT+HOME (Display the Start menu)
CTRL+ALT+BREAK (Switch the client computer between a window and a full screen)
ALT+DELETE (Display the Windows menu)
CTRL+ALT+Minus sign (-) (Place a snapshot of the active window in the client on the Terminal server clipboard and provide the same functionality as pressing PRINT SCREEN on a local computer.)
CTRL+ALT+Plus sign (+) (Place a snapshot of the entire client window area on the Terminal server clipboard and provide the same functionality as pressing ALT+PRINT SCREEN on a local computer.)
m*cro$oft Internet Explorer Navigation
CTRL+B (Open the Organize Favorites dialog box)
CTRL+E (Open the Search bar)
CTRL+F (Start the Find utility)
CTRL+H (Open the History bar)
CTRL+I (Open the Favorites bar)
CTRL+L (Open the Open dialog box)
CTRL+N (Start another instance of the browser with the same Web address)
CTRL+O (Open the Open dialog box, the same as CTRL+L)
CTRL+P (Open the Print dialog box)
CTRL+R (Update the current Web page)
CTRL+W (Close the current window)

Thanh Hùng Trích

Các phím gõ tắt trong Windows


Các tổ hợp phím windows

 – Mở menu Start: nhấn phím Windows
– Truy cập Taskbar với nút đầu tiên được chọn: Windows + Tab
– Mở hộp thoại System Properties: Windows + Pause
– Mở Windows Explorer: Windows + E
– Thu nhỏ / phục hồi các cửa sổ: Windows + D
– Thu nhỏ tất cả các cửa sổ đang mở: Windows + M
– Hủy bỏ việc thu nhỏ các cửa sổ đang mở: Shift + Windows + M
– Mở hộp thoại Run: Windows + R
– Mở Find: All files: Windows + F
– Mở Find: Computer: Ctrl + Windows + F

Thanh Hùng  Trích

Cách Setup BIOS


    Khi khởi động máy lần đầu tiên, máy tính sẽ đọc một tập hợp dữ liệu được lưu trong CMOS (một chip bộ nhớ đặc biệt luôn hoạt động nhờ 1 cục pin nhỏ), không có thông tin nầy máy tính sẽ bị tê liệt. Việc xác lập các thông tin nầy gọi là Setup Bios và bao giờ người bán cũng phải làm thủ tục Setup Bios ngay sau khi ráp máy. Nhưng bạn cũng phải biết cách Setup Bios để đề phòng trường hợp máy tự mất các thông tin lưu trong Bios vì các lý do như: Hết pin, nhiễu điện, virus…Hiện nay, người ta dùng Flash Ram để lưu thông tin Bios nên không cần phải có Pin nuôi trên mainboard. Tùy Mainboard, các mục trong Bios có thể khác nhau theo từng hãng chế tạo (Award, Ami, Pheonix…) nhưng về căn bản chúng vẫn giống nhau và trong phần nầy chủ yếu bàn về căn bản, còn các tính năng riêng bạn phải chịu khó tìm hiểu thêm nhờ vào các kiến thức căn bản nầy.

     Màn hình Bios Setup đa số là màn hình chạy ở chế độ TEXT. Gần đây đang phát triển loại BiosWin (Ami) có màn hình Setup gồm nhiều cửa sổ giống tương tự Windows và sử dụng được Mouse trong khi Setup nhưng các mục vẫn không thay đổi.

    Chú ý thao tác để vào Bios Setup là: Bấm phím Del khi mới khởi động máy đối với máy Ðài Loan. Ðối với các máy Mỹ, thường là bạn phải thông qua chương trình quản lý máy riêng của từng hãng nếu muốn thay đổi các thông số của Bios.

    * Bios thường: Di chuyển vệt sáng để lựa chọn mục bằng các phím mũi tên. Thay đổi giá trị của mục đang Set bằng 2 phím Page Up và Page Dn. Sau đó nhấn phím Esc để thoát khỏi mục (giá trị mới sẽ được lưu trữ). Nhấn F10 để thoát Setup Bios nếu muốn lưu các thay đổi, khi hộp thoại hiện ra, bấm Y để lưu, N để không lưu. Nhấn Esc nếu muốn thoát mà không lưu thay đổi, khi hộp thoại hiện ra, bấm Y để không lưu, N để trở lại màn hình Setup Bios.

    * Bios Win: Màn hình Setup xuất hiện dưới dạng đồ họa gồm nhiều cửa sổ, sử dụng được mouse nếu bạn có mouse loại: PS/2 mouse, Microsoft mouse, Serial mouse, Logitect C mouse. Dùng mouse bấm kép vào cửa sổ để mở một thành phần, bấm vào mục cần thay đổi, một cửa sổ liệt kê giá trị xuất hiện, bấm vào giá trị muốn chọn rồi thoát bằng cách bấm vào ô nhỏ ở góc trên bên trái. Nếu không có mouse, dùng các phím mũi tên để di chuyển, đến mục cần thay đổi bấm Enter, xuất hiện hộp liệt kê, chọn giá trị mới, bấm Enter, cuối cùng bấm Esc.

    1. Setup các thành phần căn bản (Standard CMOS Setup):

     Ðây là các thành phần cơ bản mà Bios trên tất cả các loại máy PC phải biết để quản lý và điều khiển chúng.

    * Ngày, giờ (Date/Day/Time):

    Bạn khai báo ngày tháng năm vào mục nầy. Khai báo nầy sẽ được máy tính xem là thông tin gốc và sẽ bắt đầu tính từ đây trở đi. Các thông tin về ngày giờ được sử dụng khi các bạn tạo hay thao tác với các tập tin, thư mục. Có chương trình khi chạy cũng cần thông tin nầy, thí dụ để báo cho bạn cập nhật khi quá hạn, chấm dứt hoạt động khi đến ngày quy định…Bình thường bạn Set sai hay không Set cũng chẳng nh hưởng gì đến hoạt động của máy. Các thông tin nầy có thể sửa chữa trực tiếp ngoài Dos bằng 2 lịnh Date và Time, hay bằng Control Panel của Windows mà không cần vào Bios Setup.

     Chú ý: Ðồng hồ máy tính luôn luôn chạy chậm khong vài giây/ngày, thỉnh thoảng bạn nên chỉnh lại giờ cho đúng. Nhưng nếu quá chậm là có vấn đề cần phải thay mainboard.

    * ổ đĩa mềm (Drive A/B):

      Khai báo loại ổ đĩa cho ổ A và ổ B, bạn căn cứ vào việc nối dây cho ổ đĩa để xác định. ổ đĩa nối với đầu nối ngoài cùng của dây nối là ổ A, ổ kia là B. ổ có kích thước lớn là 1.2M 5.25 inch, ổ nhỏ là 1.44M 3.5 inch. Nếu không có thì chọn Not Installed. Nếu bạn khai báo sai, ổ đĩa sẽ không hoạt động chớ không hư hỏng gì, bạn chỉ cần khai báo lại. Trong các mainboard sử dụng Bios đời mới, khai báo sai loại ổ dĩa 1.2Mb thành 1.4Mb hay ngược lại, ổ dĩa vẫn hoạt động bình thường nhưng kêu rất lớn lúc mới bắt đầu đọc đĩa, về lâu dài có thể hư đĩa.

      Các Bios và các card I/O đời mới cho phép bạn tráo đổi 2 ổ đĩa mềm mà không cần tráo đổi dây (swap floppy drive), tức là ổ A thành ổ B và ngược lại khi sử dụng. Khi tráo đổi bằng cách Set jumper trên card I/O, bạn nhớ khai báo lại trong Bios Setup (Khi tráo bằng lịnh Swap trong Bios thì không cần khai báo lại), nhưng có ứng dụng không chịu cài đặt khi Swap đĩa mềm, nhất là các ứng dụng có bảo vệ chống sao chép.

     * ổ đĩa cứng (Drive C/D) loại IDE:

    Phần khai báo ổ đĩa cứng rắc rối hơn, bắt buộc bạn phải khai báo chi tiết các thông số, bạn khai báo sai không những ổ cứng không hoạt động mà đôi khi còn làm hư ổ cứng nếu bạn khai báo quá dung lượng thật sự của ổ cứng và cho tiến hành FDISK, FORMAT theo dung lượng sai nầy. May mắn là các Bios sau nầy đều có phần dò tìm thông số ổ cứng IDE tự động (IDE HDD auto detection) nên các bạn khỏi mắc công nhớ khi sử dụng ổ đĩa cứng loại IDE. Chúng tôi sẽ nói về phần auto detect nầy sau. Ngoài ra, các ổ cứng sau nầy đều có ghi thông số trên nhãn dán trên mặt. Bạn cho chạy Auto detect, Bios sẽ tự động điền các thông số nầy dùm bạn. Việc khai báo ổ cứng C và D đòi hỏi phải đúng với việc Set các jumper trên 2 ổ cứng. Bạn xác lập ổ cứng không phải qua đầu nối dây mà bằng các jumper trên mạch điều khiển ổ cứng. Các ổ cứng đời mới chỉ có một jumper 3 vị trí: ổ duy nhất, ổ Master (ổ C), ổ Slave (ổ D) và có ghi rõ cách Set trên nhãn. Các ổ đĩa cứng đời cũ nhiều jumper hơn nên nếu không có tài liệu hướng dẫn là rắc rối, phải mò mẫm rất lâu.

     * ổ đĩa cứng (Drive E/F) loại IDE:

      Các Bios và các card I/O đời mới cho phép gắn 4 ổ dĩa cứng, vì hiện nay các ổ dĩa CDROM cũng sử dụng đầu nối ổ cứng để hoạt động, gọi là CDROM Interface IDE (giao diện đĩa IDE) để đơn giản việc lắp đặt.

     Chú ý: Khai báo là NONE trong Bios Setup cho ổ đĩa CD-ROM.

     * Màn hình (Video) – Primary Display:

EGA/VGA: Dành cho loại màn hình sử dụng card màu EGA hay VGA, Super VGA.

       CGA 40/CGA 80: Dành cho loại màn hình sử dụng card màu CGA 40 cột hay CGA 80 cột.

       Mono: Dành cho loại màn hình sử dụng card trắng đen, kể c card VGA khi dùng màn hình trắng đen.

      * Treo máy nếu phát hiện lỗi khi khởi động (Error Halt):

    Tất cả lỗi (All error): Treo máy khi phát hiện bất cứ lỗi nào trong quá trình kiểm tra máy, bạn không nên chọn mục nầy vì Bios sẽ treo máy khi gặp lỗi đầu tiên nên bạn không thể biết các lỗi khác, nếu có.

       Bỏ qua lỗi của Keyboard (All, But Keyboard): Tất cả các lỗi ngoại trừ lỗi của bàn phím.

       Bỏ qua lỗi đĩa (All, But Diskette): Tất cả các lỗi ngoại trừ lỗi của đĩa.

       Bỏ qua lỗi đĩa và bàn phím (All, But Disk/Key): Tất cả các lỗi ngoại trừ lỗi của ổ đĩa và bàn phím.

       Không treo máy khi có lỗi (No error): Tiến hành quá trình kiểm tra máy cho đến khi hoàn tất dù phát hiện bất cứ lỗi gì. Bạn nên chọn mục nầy để biết máy bị trục trặc ở bộ phận nào mà có phương hướng giải quyết.

      * Keyboard:

    Install: Cho kiểm tra bàn phím trong quá trình khởi động, thông báo trên màn hình nếu bàn phím có lỗi.

       Not Install: Không kiểm tra bàn phím khi khởi động. Chú ý: chọn mục nầy không có nghĩa là vô hiệu hoá bàn phím vì nếu vậy làm sao điều khiển máy. Nó chỉ có tác dụng cho Bios khỏi mất công kiểm tra bàn phím nhằm rút ngắn thời gian khởi động.

      2. Setup các thành phần nâng cao (Advanced Setup):

    * Virut Warning:

    Nếu Enabled, Bios sẽ báo động và treo máy khi có hành động viết vào Boot sector hay Partition của đĩa cứng. Nếu bạn cần chạy chương trình có thao tác vào 2 nơi đó như: Fdisk, Format… bạn cần phải Disable mục nầy.

    * Internal cache:

    Cho hiệu lực (enable) hay vô hiệu hoá (disable) Cache (L1) nội trong CPU 486 trở lên.

    * External cache:

       Cho hiệu lực (enable) hay vô hiệu hoá (disable) cache trên mainboard, còn gọi là Cache mức 2 (L2).

      * Quick Power On Self Test:

       Nếu enable Bios sẽ rút ngắn và bỏ qua vài mục không quan trọng trong quá trình khởi động, để giảm thời gian khởi động tối đa.

      * About 1 MB Memory Test:

       Nếu Enable Bios sẽ kiểm tra tất cả bộ nhớ. Nếu Disable Bios chỉ kiểm tra 1 Mb bộ nhớ đầu tiên.

      * Memory Test Tick Sound:

       Cho phát âm thanh (enable) hay không (disable) trong thời gian test bộ nhớ.

      * Extended Bios Ram Area:

    Khai báo mục nầy nếu muốn dùng 1 Kb trên đỉnh của bộ nhớ quy ước, tức Kb bắt đầu từ địa chỉ 639K hay 0:300 của vùng Bios hệ thống trong bộ nhớ quy ước để lưu các thông tin về đĩa cứng. Xác lập có thể là 1K hay 0:300.

     * Swap Floppy Drive:

      Tráo đổi tên 2 ổ đĩa mềm, khi chọn mục nầy bạn không cần khai báo lại loại ổ đĩa như khi tráo bằng cách Set jumper trên card I/O.

     * Boot Sequence:

    Chọn ổ đĩa cho Bios tìm hệ điều hành khi khởi động. Có thể là C rồi đến A hay A rồi đến C hay chỉ có C. Bạn nên chọn C,A hay chỉ có C, để đề phòng trường hợp vô tình khởi động bằng đĩa mềm có Virus.

     Hiện nay trên các Mainboard Pentium. Bios cho phép bạn chỉ định khởi động từ 1 trong 2 ổ mềm hay trong 4 ổ cứng IDE hay bằng ổ cứng SCSI thậm chí bằng ổ CD Rom cũng được.

    * Boot Up Floppy Seek:

     Nếu Enable Bios sẽ dò tìm kiểu của đĩa mềm là 80 track hay 40 track. Nếu Disable Bios sẽ bỏ qua. Chọn enable làm chậm thời gian khởi động vì Bios luôn luôn phải đọc đĩa mềm trước khi đọc đĩa cứng, mặc dù bạn đã chọn chỉ khởi động bằng ổ C.

    * Boot Up Numlock Status:

     Nếu ON là cho phím Numlock mở (đèn Numlock sáng) sau khi khởi động, nhóm phím bên tay phải bàn phím dùng để đánh số. Nếu OFF là cho phím Numlock tắt (đèn Numlock tối), nhóm phím bên tay phải dùng để di chuyển con trỏ.

    * Boot Up System Speed:

    Quy định tốc độ của CPU trong thời gian khởi động là High (cao) hay Low (thấp).

     * Memory Parity Check:

      Kiểm tra chẵn lẻ bộ nhớ. Chọn theo mainboard vì có loại cho phép mục nầy enable, có loại bắt bạn phải disable mới chịu chạy. Ðầu tiên bạn chọn enable, nếu máy treo bạn chọn lại là disable. Mục nầy không ảnh hưởng đến hệ thống, chỉ có tác dụng kiểm tra Ram.

     * IDE HDD Block Mode:

      Nếu ổ đĩa cứng của bạn hỗ trợ kiểu vận chuyển dữ liệu theo từng khối (các ổ đĩa đời mới có dung lượng cao). Bạn cho enable để tăng tốc cho ổ đĩa. Nếu ổ đĩa đời cũ bạn cho disable mục nầy.

     * Pri. Master/Slave LBA (Logic Block Addressing) Mode:

      Nếu 2 ổ đĩa cứng được nối vào đầu nối Primary của card I/O có dung lượng lớn hơn 528Mb, bạn cho enable mục nầy.

     * Sec. IDE Ctrl Drives Install:

      Mục nầy để khai báo máy bạn có ổ đĩa cứng nối vào đầu nối Secondary của card I/O. Các chỉ định có thể là Master, Mst/Slv và disable.

     * Sec Master/Slave LBA Mode:

      Xác lập LBA cho đầu nối thứ 2.

      Chú ý: Các mục hỗ trợ cho ổ đĩa cứng có dung lượng lớn và các card I/O đời mới giúp bạn sử dụng ổ đĩa có dung lượng trên 528Mb. Trong trường hợp bạn cho enable các mục nầy rồi mới tiến hành Fdisk và Format đĩa, nếu sau đó bạn lại disable các mục nầy hay đem gắn qua máy khác cũng chọn disable, bạn sẽ không thể sử dụng được ổ dĩa cứng. Khi dùng ổ CDROM có đầu nối IDE, bạn nên gắn vào đầu nối Secondary để khỏi ảnh hưởng đến ổ dĩa cứng (gắn vào đầu nối Pri) khi cần chạy 32BitDiskAccess trong Windows.

     * Typematic Rate Setting:

      Nếu enable là bạn cho 2 mục dưới đây có hiệu lực. 2 mục nầy thay thế lịnh Mode của DOS, quy định tốc độ và thời gian trể của bàn phím.

     * Typematic Rate (Chars/Sec):

      Bạn lựa chọn số ký tự/giây tuỳ theo tốc độ đánh phím nhanh hay chậm của bạn. Nếu bạn Set thấp hơn tốc độ đánh thì máy sẽ phát tiếng Bip khi nó chạy theo không kịp.

     * Typematic Delay (Msec):

      Chỉ định thời gian lập lại ký tự khi bạn bấm và giữ luôn phím, tính bằng mili giây.

     * Security Option:

      Mục nầy dùng để giới hạn việc sử dụng hệ thống và Bios Setup.

      Setup: Giới hạn việc thay đổi Bios Setup, mỗi khi muốn vào Bios Setup bạn phải đánh đúng mật khẩu đã quy định trước.

      System hay Always: Giới hạn việc sử dụng máy. Mỗi khi mở máy, Bios luôn luôn hỏi mật khẩu, nếu không biết mật khẩu Bios sẽ không cho phép sử dụng máy.

      Chú ý: Trong trường hợp bạn chưa chỉ định mật khẩu, để Disable (vô hiệu hoá) mục nầy, bạn chọn Password Setting, bạn đừng đánh gì vào các ô nhập mật khẩu mà chỉ cần bấm ENTER. Trong trường hợp bạn đã có chỉ định mật khẩu nay lại muốn bỏ đi. Bạn chọn Password Setting, bạn đánh mật khẩu cũ vào ô nhập mật khẩu cũ (Old Password) còn trong ô nhập mật khẩu mới (New Password) bạn đừng đánh gì cả mà chỉ cần bấm ENTER. Có mainboard thiết kế thêm 1 jumper để xoá riêng mật khẩu ngoài jumper để xoá toàn bộ thông tin trong CMOS. Tốt hơn hết là bạn đừng sử dụng mục nầy vì bản thân chúng tôi chứng kiến rất nhiều trường hợp dở khóc dở cười do mục nầy gây ra. Lợi ít mà hại nhiều. Chỉ những máy tính công cộng mới phải sử dụng tới mục nầy thôi.

     * System Bios Shadow, Video Bios Shadow:

      Nếu enable là cho copy các dữ liệu về System và Video trong Bios (có tốc độ chậm) vào Ram (tốc độ nhanh) để rút ngắn thời gian khi cần truy nhập vào các dữ liệu nầy.

     * Wait for <F1> if Any Error:

      Cho hiện thông báo chờ ấn phím F1 khi có lỗi.

     * Numeric Processor:

    Thông báo có gắn CPU đồng xử lý (Present) trên máy hay không (absent). Mục nầy thường có cho các máy dùng CPU 286, 386, 486SX. Từ 486DX trở về sau đã có con đồng xử lý bên trong CPU nên trên các máy mới có thể không có mục nầy.

     * Turbo Switch Funtion:

      Cho nút Turbo có hiệu lực (enable) hay không (disable). Mục nầy thường thấy ở các Bios đời củ, trên các máy đời mới lựa chọn nầy thường bằng cách Set jumper của Mainboard. Từ Mainboard pentium trở đi không có mục nầy.

     3. Setup các thành phần có liên quan đến vận hành hệ thống (Chipset Setup):

     * Auto Configuration:

      Nếu enable, Bios sẽ tự động xác lập các thành phần về DRAM, Cache…mỗi khi khởi động tùy theo CPU Type (kiểu CPU) và System Clock (tốc độ hệ thống). Nếu Disable là để cho bạn tự chỉ định.

     * AT Clock Option:

      Nếu Async (không đồng bộ) là lấy dao động chuẩn của bộ dao động thạch anh chia đôi làm tốc độ hoạt động cho AT Bus (bus 8 – 16Bit). Thường là 14.318MHz/2 tức 7.159MHz. Có Bios còn cho chọn tốc độ của mục nầy là 14.318MHz. Nếu Sync (đồng bộ) là dùng System Clock (do bạn chỉ định bằng cách Set jumper trên mainboard) làm tốc độ chuẩn.

     * Synchronous AT Clock/AT Bus Clock Selector:

      Chỉ định tốc độ hoạt động cho AT Bus bằng cách lấy tốc độ chuẩn (system clock) chia nhỏ để còn lại khoảng 8MHz cho phù hợp với card 16Bit. Các lựa chọn như sau:

      CLKI/3 khi system clock là 20 – 25MHz.

      CLKI/4 khi system clock là 33MHz.

      CLKI/5 khi system clock là 40MHz.

      CLKI/6 khi system clock là 50MHz.

      Tốc độ nầy càng lớn (số chia càng nhỏ), máy chạy càng nhanh do tăng tốc độ vận chuyển dữ liệu. Tuy nhiên lớn đến đâu là còn tùy thuộc vào mainboard và card cắm trên các Slot (quan trọng nhất là card I/O). Các bạn phải thí nghiệm giảm số chia từng nấc và chú ý máy có khởi động hay đọc đĩa bình thường không, nếu phát sinh trục trặc thì giảm xuống 1 nấc. Thường thì bạn có thể tăng được 2 nấc, thí dụ: System clock là 40MHz, bạn chọn CLKI/3. Card ISA 8 và 16 Bit có thể chạy tốt trong khoảng từ 8MHz đến 14MHz. Nếu nhanh quá, thường card I/O gặp trục trặc trước (không đọc được đĩa cứng).

     * AT Cycle Wait States/Extra AT Cycle WS:

      Ðể enable hay disable việc chèn thêm 1 thời gian chờ vào thời gian chuẩn của AT Bus. Nếu system clock dưới 33MHz chọn disable. Nếu trên 33MHz chọn enable.

     * Fast AT Cycle:

      Khi enable sẽ rút ngắn thời gian chuẩn của AT Bus.

     * DRAM Read Wait States/DRAM Brust Cycle:

      Dưới 33MHz là: 3 – 2 – 2 – 2 hay 2 – 1 – 1 – 1

      Từ 33 – 45MHz là: 4 – 3 – 3 – 3 hay 2 – 2 – 2 – 2

      50MHz là: 5 – 4 – 4 – 4 hay 3 – 2 – 2 – 2

      Chọn mục nầy ảnh hưởng lớn đến tốc độ CPU.

     * DRAM/Memory Write Wait States:

      Chọn 1WS khi hệ thống nhanh hay DRAM chậm (tốc độ 40MHz trở lên). Chọn 0WS khi hệ thống và DRAM có thể tương thích (33MHz trở xuống).

     * Hidden Refresh Option:

      Khi enable, CPU sẽ làm việc nhanh hơn do không phải chờ mỗi khi DRAM được làm tươi.

     * Slow Refresh Enable:

      Mục nầy nhằm bảo đảm an toàn dữ liệu trên DRAM, thời gian làm tươi sẽ kéo dài hơn bình thường. Bạn chỉ được enable mục nầy khi bộ nhớ của máy hỗ trợ việc cho phép làm tươi chậm.

     * L1 Cache Mode:

      Lựa chọn giữa Write-Through và Write-Back cho Cache nội trong CPU 486 trở lên. Xác lập Write-Through máy sẽ chạy chậm hơn Write-Back nhưng việc lực chọn còn tuỳ thuộc vào loại CPU.

     * L2 Cache Mode:

      Xác lập cho cache trên mainboard.

     * IDE HDD Auto Detection/IDE SETUP:

      Khi chọn mục nầy sẽ xuất hiện một cửa sổ cho bạn chỉ định ổ đĩa cần dò tìm thông số (2 hay 4 ổ đĩa tuỳ theo Bios). Sau đó bạn bấm OK hay YES để Bios điền vào phần Standard dùm cho bạn. Trong Bios đời mới, Auto detect có thể đưa ra vài loại ổ đĩa. Tuỳ theo cách sử dụng ổ dĩa (normal, LBA,…) mà bạn chọn loại thích hợp.

     * Power Management Setup:

     Ðối với CPU 486:

      Phần nầy là các chỉ định cho chương trình tiết kiệm năng lượng sẵn chứa trong các Bios đời mới. Chương trình nầy dùng được cho cả 2 loại CPU: Loại thường và loại CPU kiểu S. CPU kiểu S hay CPU có 2 ký tự cuối SL là một loại CPU được chế tạo đặc biệt, có thêm bộ phận quản lý năng lượng trong CPU. Do đó trong phần nầy có 2 loại chỉ định dành cho 2 loại CPU.

     Ðối với Pentium:

      Dùng chung cho mọi loại Pentium hay các chíp của các hảng khác cùng đời với Pentium.

     * Power Management/Power Saving Mode:

      Disable: Không sử dụng chương trình nầy.

      Enable/User Define: Cho chương trình nầy có hiệu lực.

      Min Saving: Dùng các giá trị thời gian dài nhất cho các lựa chọn (tiết kiệm năng lượng ít nhất).

      Max Saving: Dùng các giá trị thời gian ngắn nhất cho các lựa chọn (tiết kiệm nhiều nhất).

     * Pmi/Smi:

      Nếu chọn SMI là máy đang gắn CPU kiểu S của hãng Intel. Nếu chọn Auto là máy đang gắn CPU thường.

     * Doze Timer:

      Mục nầy chỉ dùng cho CPU kiểu S. Khi đúng thời gian máy đã rảnh (không nhận được tín hiệu từ các ngắt) theo quy định, CPU tự động hạ tốc độ xuống còn 8MHz. Bạn chọn thời gian theo ý bạn (có thể từ 10 giây đến 4 giờ) hay disable nếu không muốn sử dụng mục nầy.

     * Sleep Timer/Standby timer:

      Mục nầy chỉ dùng cho CPU kiểu S. Chỉ định thời gian máy rảnh trước khi vào chế độ Sleep (ngưng hoạt động). Thời gian có thể từ 10 giây đến 4 giờ.

     * Sleep Clock:

      Mục nầy chỉ dùng cho CPU kiểu S: Stop CPU hạ tốc độ xuống còn 0MHz (ngưng hẳn). Slow CPU hạ tốc độ xuống còn 8MHz.

     * HDD Standby Timer/HDD Power Down:

      Chỉ định thời gian ngừng motor của ổ đĩa cứng.

     * CRT Sleep:

      Nếu Enable là màn hình sẽ tắt khi máy vào chế độ Sleep.

     * Chỉ định:

      Các chỉ định cho chương trình quản lý nguồn biết cần kiểm tra bộ phận nào khi chạy.

     Chú ý: Do Bios được sản xuất để sử dụng cho nhiều loại máy khác nhau nên các bạn luôn luôn gặp phần nầy trong các Bios. Thực ra chúng chỉ có giá trị cho các máy xách tay (laptop) vì xài pin nên vấn đề tiết kiệm năng lượng được đặt lên hàng đầu. Chúng tôi khuyên các bạn đang sử dụng máy để bàn (desktop) nên vô hiệu hoá tất cả các mục trong phần nầy, để tránh các tình huống bất ngờ như: đang cài chương trình, tự nhiên máy ngưng hoạt động, đang chạy Defrag tự nhiên máy chậm cực kỳ…

     4. Phần dành riêng cho Mainboard theo chuẩn giao tiếp PCI có I/O và IDE On Board (peripheral Setup):

     * PCI On Board IDE:

      Cho hiệu lực (enabled) hay vô hiệu (disabled) 2 đầu nối ổ đĩa cứng IDE trên mainboard. Khi sử dụng Card PCI IDE rời, ta cần chọn disabled.

     * PCI On Board Secondary IDE:

      Cho hiệu lực (enabled) hay vô hiệu (disabled) đầu nối ổ đĩa cứng IDE thứ 2 trên mainboard. Mục nầy bổ sung cho mục trên và chỉ có tác dụng với đầu nối thứ 2.

     * PCI On Board Speed Mode:

      Chỉ định kiểu vận chuyển dữ liệu (PIO speed mode). Có thể là Disabled, mode 1, mode 2, mode 3, mode 4, Auto. Trong đó mode 4 là nhanh nhất.

     * PCI Card Present on:

      Khai báo có sử dụng Card PCI IDE rời hay không và nếu có thì được cắm vào Slot nào. Các mục chọn là: Disabled, Auto, Slot 1, Slot 2, Slot 3, Slot 4.

     * PCI IRQ, PCI Primary IDE IRQ, PCI Secondary IDE IRQ:

      Chỉ định cách xác lập ngắt cho Card PCI IDE rời.

      Chú ý: Trong mục nầy có phần xác lập thứ tự gán ngắt cho các Card bổ sung. Thí dụ: 1 = 9, 2 = 10, 3 = 11, 4 = 12 có nghĩa là Card đầu tiên cắm vào bất kỳ Slot nào sẽ được gán ngắt 9, nếu có 2 Card thì Card cắm vào Slot có số thứ tự nhỏ sẽ được gán ngắt 9, Slot có số thứ tự lớn sẽ được gán ngắt 10.v..v…

     * IDE 32Bit Transfers Mode:

      Xác lập nầy nhằm tăng cường tốc độ cho ổ đĩa cứng trên 528Mb, nhưng cũng có ổ đĩa không khởi động được khi enabled mục nầy dù fdisk và format vẫn bình thường.

     * Host to PCI Post Write W/S, Host to PCI Burst Write, Host to DRAM Burst Write:

      Các mục nầy xác lập cho PCU Bus, không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ CPU, có thể để nguyên xác lập mặc nhiên.

     * PCI Bus Park, Post Write Buffer:

      Khi enabled các mục nầy có thể tăng cường thêm tốc độ hệ thống.

    * FDC Control:

      Cho hiệu lực hay không đầu nối cáp và xác lập địa chỉ cho ổ đĩa mềm.

     * Primary Seral Port:

      Cho hiệu lực hay không cổng COM 1 và xác lập địa chỉ cho cổng nầy.

     * Secondary Serial Port:

      Cho hiệu lực hay không cổng COM 2 và xác lập địa chỉ cho cổng nầy. Chú ý: Nếu bạn sử dụng Card bổ sung có xác lập điạ chỉ là COM 1 hay COM 2, bạn phải disabled cổng tương ứng trong hai mục trên.

     * Parallel Port:

      Cho hiệu lực hay không cổng LPT 1 và xác lập địa chỉ cho cổng nầy.

     5. Hướng dẫn Setup Bios:

    Trong các tài liệu đi kèm mainboard, đều có hướng dẫn Setup Bios. Khi mua máy hay mua mainboard, các bạn nhớ đòi các tài liệu nầy vì nó rất cần cho việc sử dụng máy.

     Trong các phần Setup trên, phần Standard, Advanced có ảnh hưởng đến việc cấu hình máy. Phần Chipset ảnh hưởng đến tốc độ máy. Phần PCI ảnh hưởng đến các gán ngắt, địa chỉ cho các Slot PCI, cổng; cách vận chuyển dữ liệu cho IDE On Board.

     Nếu gặp các thành phần hoàn toàn mới, trước tiên bạn hãy Set các thành phần đã biết, kiểm tra việc thay đổi của máy, cuối cùng mới Set tới các thành phần chưa biết. Chúng tôi xin nhắc lại, việc Setup Bios sai không bao giờ làm hư máy và các bạn sẽ dễ dàng Setup lại nhờ vào chính Bios. Trên mainboard luôn luôn có 1 Jumper dùng để xóa các thông tin lưu trong CMOS để bạn có thể tạo lại các thông tin nầy trong trường hợp không thể vào lại Bios Setup khi khởi động máy.

     Khi tiến hành tìm hiểu Setup Bios, bạn nên theo một nguyên tắc sau: Chỉ Set từng mục một rồi khởi động máy lại, chạy các chương trình kiểm tra để xem tốc độ CPU, ổ đĩa có thay đổi gì không?. Cách làm nầy gíúp bạn phát hiện được ảnh hưởng của từng mục vào hệ thống và bạn có thể biết chắc trục trặc phát sinh do mục nào để sửa chữa. Khi xẩy ra trục trặc mà bạn không biết đối phó, bạn chỉ cần vào lại Bios Setup chọn Load Bios Default hay bấm F6 trong phần Set mà bạn muốn phục hồi sau đó khởi động máy lại là xong. 

Thanh Hùng trích sưu tầm

THỦ THUẬT EXCEL


  1. Kích hoạt Bảng tính con trong Excel :

Người dùng Excel ai cũng biết rằng chúng ta có thể kích hoạt một bảng tính trong một Workbook . Và hầu hết chúng ta đều dùng cách là click vào tab mang tên bảng tính chúng ta muốn. Hay có thể nhấn Ctrl-PageUp hay Ctrl – PageDown. Nhưng trường hợp có qúa nhiêu bảng tính và không đủ chỗ đẻ hiên thị thì sao? Xin giới thiệu với bạn một thủ thuật sau : chỉ cần nhấn chuột phải lên một trong các mũi tên phía bên tay trái các tab của bảng tính nằm ở phía cuối workbook. Chọn một bảng tính từ danh sách.

  1. So sánh các vùng bằng cách dùng công thức mảng :

 Trong Excel bạn có thể so sánh các giá trị giữa   vùng :

Vd : chúng ta có thể sao sanh các giá trị trong vùng A1 : A100 có giống với   các giá trị trong ô B1:B100 hay không thì ta gõ :

     Sum(if(A1:A100 = B1 : B100, 0, 1)) trong bất kỳ ô nào. Sau đó     nhấn Ctrl-Shift-Enter để thực thi công thức mảng này.

 Trường hợp các vùng này ở những bảng tính khác nhau , chỉ cần đặt trước địa chỉ vùng tên bảng tính , sau đó là một dấu chấm than (!).Ví dụ : Sheet !A1:A100.

3.Khi ô trống không có Zero :

Giả sử khi ta dùng hàm =VlookUp (B1, D1:E13, 2) để tìm kiếm giá trị ở cột 2 trong bảng D1:E13 khi giá trị trong cột D bằng với ô B1. Không phải mọi ô trong bãng đều có giá trị, có vài ô sẽ bằng 0. Vấn đề là làm cho các ô không có giá trị sẽ biểu hiện là 0 khi ô tương ứng trong bảng cần tìm không có giá trị .  Bạn hãy  bổ sung một số hàm sau đây, nó  sẽ giúp bạn phân biệt ô trống và ô co 1 giá trị 0. Công thức sau dùng hàm Len để tính số ký tự của kết quả tìm , kết quả bằng không thì đó la ô trống và bằng số ký tự nếu đó là ô khá trống

     = len (vlookup(B1, D1:E13,2))

Tiếp theo thêm hàm If để công thức hiển thị giá trị trống khi tìm kiếm bằng 0 và hiển thị giá trị thực khi số ký tự khác 0 . Nhập công thức này vào ô cần hiển thị giá trị

     = if(len(vlookup(B1,D1:E13,2)) = 0,““, vlookup(B1,D1:E13,2))

4       . Xóa bỏ dòng trống giữa các hàng trong bảng tính nhưng không làm thay đổi số thứ tự của dòng :

–         bạn hãy chèn một cột trống trước bàng tính của bạn để đánh số thứ tự. Sau đó , sắp thứ tự cho  một cột nào đó trong bảng tính để đưa các sòng trống xuống dưới . Cứ thế tiếp tục cho đếnkhi tất cả các dòng trống được đưa hết xuống dưới cùng bảng tính .  Xố hết các số trong cột số thứ tự tại những dòng trống.  Sau đó sắp thứ tự  lại cho cột này và xố bỏ cả cột này khỏi bảng tính .

Cách khác :

–         Data/ Filter/ Auto Filter.

–         Tại đầu mỗi cột , chọn Blanks từ   sanhnsách thả xuống .

–         Chọn tồn bộ dữ liệu

–         Vào menu Edit/ Delete/ Row để chừa lại dữ liệu ban đầu trừ những dòng trống. Chèn thêm một dòng trống để dòng trống đầu tiên không bị xố.     

  1. 5.     Hiển thị một bảng tính Excel trên một trang Web

–         Bạn chọn bảng tính cần hiển thị

–         Vào File/  Save as Web Page

–         Gõ tên đuờng dẫn bạn muốn save lại .

–         Sau đó , bạn vài Internet Explorer, mở file bạn muốn hiển thị (file bạn đã Save ở bước trên)

  1. Dùng KeyWord của một bảng tính :

– Khi Save bảng tính, ngồi Save As theo tập tin, bạn nên thiết lập Keyword cho bảng tính đó , để quá trình mở tập tin được dể dàng hơn khi bạn khôngnhớ chính xác tên file.

– Bạn vào menu File trên thanh menu/ chọn Properties.

– Chọn Tab Sumary/ chọn trường tên Keywords và gõ vào từ khố theo ý bạn (nên đặt tên mang tính chất gợi nhớ ).

– Click OK nếu đồng ý và Save tập tin đó như bình thường

– Ở những lần mở tập tin sau nến bạn không nhớ chính xác tên file , bạn có thể khởi động chương trình Excel lên rồi chọn chức năng Search trên Trên thanh công cụ (thường biểu tượng này nằm kế biểu tượng Save và Print)

– Bạn gõ keyword mà bạn đã đặt vào trường Search Text rồi click Search.

7. Tạo dãy số hiển thị giờ tăng theo 1 khoảng thời gian :

    Ví dụ : Ta tạo cột A, với khoảng thời gian cách nhau giữa các dòng là  30 phút (cell A1 có giá trị  9:00 ,  cell A2 có giá trị là 9:30 và cứ thế tăng dần lên). Bạn theo các bước sau :

–         Click cell A2 gõ vào 9:00, Enter

–         Click cell A3 gõ vào 9:30, Enter

–         Drag chuột chọn cell A2 và A3.

–         Đưa chuột về góc phải của khối được chọn, xuất hiện handle +

–         Drag chuột theo chiều thẳng đứng xuống. Giá trị các ô còn lại sẽ tăng dần theo 30 phút.

8. Tạo chú thích cho một ô bất kỳ trong bảng tính :

Bạn muốn tạo một câu chú thích cho một ô bất kỳ trong bảng tính. Hãy theo các bước sau :

–         Chọn ô đó

–         Vào menu Insert/ Comment : gõ vào nôi dung chú thích. Sau đó click vào vùng ngồi  ô đó.  Khi bạn rê chuột vào ô này , lời chú thich sẽ hiện ra.

–         Bạn có thể nhấn phím tắt sau : Ctrl + I +M.

9. Báo lỗi khi người dùng nhập sai định dạng dữ liệu :

Bạn có một ô trong bảng tính và muốn người dùng khi nhập vào nếu không phải là kí tự số thí sẽ báo lỗi theo nội dung riêng của bạn :

–         Chọn ô đó / hoặc chọn vùng nào đó.

–         Vào menu Data/ Validation

–         Chọn tab Setting/ chọn một điều kiện trong list có sẵn và qui định giá trị tùy theo mục bạïn chọïïn trong list đó. (ví dụ : bạn chọn “equa” thì ở ô cuối kế tiếp bạn phải nhập vào giá trị số là bao nhiêu )

–         Chọn tab Input Message và gõ vào nội dung bạn muốn hiển thị  khi người dùng chọn những ô đó.

–         Chọn tab Error Alert và chọn biểu tượng hiển thị cho câu báo lỗi của bạn và nội dung hiển thị khi người dùng nhập sai dữ liệu 

Như vậy, từ lúc này trở đi khi người  dùng chọn ô này để nhập liệu thì sẽ có một bảng thông báo nhắc nhở trước , và nếu họ nhập sai thì chương trình sẽ báo lỗi theo nội dung bạn ghi.

10. Tạo đường liên kết tới một bảng tính Excel trong một văn bản word

  Bạn muốn chèn một bảng tính Excel hay một một vùng nào đó vào văn bản word và bạn muốn khi bảng tính bên file Excel bị thay đổi nội dung thì bên file word cũng thay đổi theo :

–         Bạn chọn vùng hay bảng tính bạn muốn chép đưa sang file word, thực hiện thao tác Copy bằng cách nhấn nút phải chuột hay Ctrl + C .

–         Sau đó, sang văn bản word, bạn chọn menu Edit/ Paste Special.
Trong hộp thoại Paste Special, bạn chọn Microsoft Excel Object/ OK

–         Bảng tính bạn chọn  sẽ được dán vào văn bản hiện tại .

–         Khi dữ liệu thay đổi bên Excel, bạn nhớ Save  lại dự thay đổi này. Sau đó bạn vào văn bản Word chọn bảng tính đó, click chuột phải , chọn Update

10a, Tạo bảng lương thâm niên theo một hệ số nào đó.

–   Bạn muốn làm một bảng tính lương gồm các cột : Họ tên, năm vào làm, lương chính, hệ số ….và bạn muốn tính lương phụ cấp cho từng người và bạn cũng muốn đến đúng  tháng vào làm thì mới tínhnlương thêm 1%. Ví dụ : anh A nhập ngũ tháng 11/2000 thí đến đúng tháng 11/2003 thì lương thâm niên của anh A mới = lương chính * 3%.  Vậy bạn phải nhập công thức như thế nào :

            Giả sử : cột A  là trường Họ tên

                        cột B là trường Năm vào làm

                        cột C là trường Lương chính

 Bạn sẽ tính lương phụ cấp theo công thức sau:

= ( ( YEAR(TODAY()) – YEAR(Bx)) –  IF( YEAR(TODAY()) =                                                

YEAR(Bx), 0, IF (MONTH(TODAY()) < MONTH(Bx),1,0 )))) *                Cx/100

           Với x : là chỉ số dòng

11. Tìm kiếm và thay thế định dạng trong Excel 2002

         –  Trong Excel 2002 bạn có thể tìm kiwếm và thay thế định dạng như trong Word,    Nó rất trong những văn bản có thuộc tínhnin đậm và in nghiệng . Bạn cóp thể dùngtìm kiếm và thay thế tồn bột kích cỡ đến số 0 thập phân và định dạng ngày tháng. Cách làm :

–         Mở WorkSheet / chọn Edit / Find and Replace.

–         Nhận Option để mở tộng hộp thoại : điền thông tin vào “Find what” và “Replace what”

–         Chú ý nút “Format”. Trong hộp thoại Format Option nhấn nút “Format”/ “ Find what” để báo cho Excel biết  loại Formatting cần tìm rồi nhấn OK.

Cách khác để làm nhanh hơn :    

–  Nhấn nút mũi tên kế nút drop-down kế cạnh nút Format và chọn “Choose format cell” đề chắc rằng bạn đang tím kiếm chính xác trong Worksheet của bạn

12.Tạo dãy số hiển thị giờ tăng theo 1 khoảng thời gian :

    Ví dụ : Ta tạo cột A, với khoảng thời gian cách nhau giữa các dòng là 30 phút        (cell       A1 có giá trị  9:00 ,  cell A2 có giá trị là 9:30 và cứ thế tăng dần lên ) . Bạn theo các bước sau :

–         Click cell A2 gõ vào 9:00, Enter

–         Click cell A3 gõ vào 9:30, Enter

–         Drag chuột chọn cell A2 và A3.

–         Đưa chuột về góc phải của khối được chọn, xuất hiện handle +

–         Drag chuột theo chiều thẳng đứng xuống. Giá trị các ô còn lại sẽ tăng dần theo 30 phút.

13. Chọn một ô (cell) bất kỳ trong bảng tính :

 –  Để chọn một ô bất kỳ trong bảng tính bạn có thể chọn ô địa chỉ ngay  phía dưới    thanh công cụ chuẩn (thanh công cụ có các chức năng Save, New, Open …) và gõ vào địa chỉ ô muốn đến.

Cách khác bạn có thể ïnhấn F5, gõ địa chỉ vào ô Reference, chọn OK.

MỘT SỐ PHÍM TẮT TRONG EXCEL

1. Di chuyển con trỏ ô :

! ”                               : di chuyển qua trái , qua phải một ô .

# $                            : di chuyển lên xuống một ô

Home                       : di chuyển về ô đầu tiên của bảnt tính

PgUp                        : Lên một màn hình

PgDown                   :  Xuống một màn hình

Ctrl + Home           : Về lại ô A1

Ctrl + phím mũi tên    :  di chuyển tới biên của vùng dữ liệu hiện thới 

End + phím mũi tên    :  di chuyển qua một khối dữ liệu bên trong cột hay dòng

Ctrl  + phím $                :  di chuyển về ô A16384  (ô cuối cùng của cột A).

Home                               : di chuyển về ô A1.

Ctrl + PageUp                : di chuyển ề sheet trước đo.ù

Ctrl + Page Down          : di chuyển đến sheet kế tiếp .

Ctrl + Spacebar             : chọn tồn bộ cột mà ô hiện hành đang ở đó .

Shift  + Spacebar           : chọn tồn bộ hàng mà ô hiện hành đang ở đó.

Ctrl + Shift + Spacebar  : chọn tồn bộ bảng tính.

Shift + F11                    : chèn một bảng tính mới trước bảng tính hiện tại.

2.Nhập liệu :

Atl + Enter                     : xuống dòng trong cùng ô .

Ctrl +  ;                          : đưa vào giờ  hiện hành của máy tính

Ctrl + A                         : Sau khi viết tên hàm đúng vào côngthức , thưc hiện  bước 2 của  công thức , hiện dấu mở ngoặc và danh sách đối số của hàm

Ctrl + S                          : Lưu tập tin

Ctrl + O                         : Mở một tập tin

Ctrl + N                         : Tạo một tập tin mới

Ctrl + P                          : In một tài liệu             

Ctrl + Shift  + A           :  Sau khi viết công thức trong ô bảng tính , hiện dấu mở ngoặc và danh sách đố số của hàm .

Atl + F3                         : Định nghĩa tên một vùng

Atl + =                           : Tính tổng tự động Auto Sum

F4                                    : Chuyển đổi các kiểu địa chỉ tuyệt đối , và tương  đối .

Ctrl –                                : Xố các ô đã chọn

Ctrl + Shift +                 : Chèn các ô trống.

Ctrl + SpaceBar             : Chọn tồn bộ dòng

Shift + SpaceBar           : Chọn tồn bộ cột

3. Các phím định dạng dữ liệu :

Ctrl + Shift  + ~    :  Định dạng số General

Ctrl + Shift  + $    : Định dạng số tiền tệ với 2 số lẻ

Ctrl + Shift  + %  : Định dạng số phần trăm không lấy số lẻ.

Ctrl + Shift  + ^    : Định dạng số khoa học với  2 số lẻ

Ctrl + Shift  + #    : Định dạng ngày

Ctrl + Shift  + @  : Định dạng giờ  

Ctrl + Shift  + !    : Định dạng số có dấu  phẩu ngăn cách ngàn triệu , lấy 2 số lẻ

Ctrl + Shift + &    :  Vẽ dường viền  xung quanh khối  

Ctrl + Shift  + _    :  Xố tất cả cc đường biên

Ctrl + B                :  Bật tắt chữ in đậm

Ctrl + I                  :  Bật tắt chữ in nghiêng                                                

Ctrl + U                :  Bật tắt chữ gạch dưới

Ctrl + 9                :  Che dấu dòng  

Ctrl + Shift + (     : Thôi che dấu dòng

Ctrl + 0 (zero)      : Thôi che dấu cột

Tạo Macro để hiển thị tên tập tin trên Header và Footer
Khởi động Excel, chọn workbook cần in ra chọn menu Tools, Macro, Nhập tên Macro và mục MacroName là NameinFooter rồi nhấn nút Create. Cửa sổ VBA mở ra, bên trong đó sẽ có sẵn cho bạn 2 dòng lệnh là :

Sub NameinFooter()
End sub

Bạn nhập tiếp dòng lệnh sau vào giữa 2 dòng lệnh trên :

ActiveSheet.PageSetup.LeftFooter = ActiveWorkbook.FullName

Bạn đóng cửa sổ VBA lại rồi lưu workbook lại. Chọn menu Tools, Macro, bấm chọn macro NameinFooter rồi bấm nút Run. Khi này bạn chọn menu File / Print Preview sẽ thấy tên tập tin hiển thị ở góc trái bên dưới trang in. Bạn có thể thay thuộc tính LeftFooter trên câu lệnh bằng những thuộc tính sau để hiển thị ở những nơi khác nhau :

( CenterFooter : hiển thị ở giữa phía dưới trang in
( RightFooter : hiển thị ở góc phải bên dưới trang in
( LeftHeader : hiển thị góc trái trên đầu trang in
( CenterHeader : hiển thị ở giữa trên đầu trang in
( RightHeader : hiển thị góc phải trên đầu trang in.

Ẩn và hiện cột và hàng theo nhóm
Nếu bạn muốn ẩn cột và hàng trong Excel thì dùng chuột quét chọn vị trí cột hoặc hàng cần ẩn đi rồi nhấn tổ hợp phím Alt Shift Mũi tên phải. Khi đó sẽ xuất hiện một hộp thoại hỏi bạn là Cột hay Hàng, bạn chọn rồi bấm OK. Lúc này trên Workbook sẽ xuất hiện thêm một panel hiển thị những nhóm hàng hoặc cột mà bạn vừa tạo, để ẩn nhóm đó thì bạn nhấn vào dấu trừ và hiện ra thì nhấn dấu cộng.

Sao chép thiết lập trang in
Trong Workbook khi bạn muốn ấn định những sheet khác có cùng chung một thiết lập trang in mà bạn đã thiết lập trên một sheet nào đó rồi, để sao chép nó qua những sheet chưa thiết lập trang in bạn chọn sheet đã thiết lập trang in, sau đó nhấn giữ phím Shift hoặc phím Crtl rồi dùng chuột bấm chọn lên trên các sheet khác muốn sao chép qua, tiếp theo chọn menu File, Page Setup, hộp thoại xuất hiện bạn nhấn OK.

Hiển thị dấu $ cho nội dung tiền tệ
Khi một cột tính toán nào đó mang giá trị tiền tệ bạn có thề sử dụng hàm Dollar ( ) để hiển thị dấu $ trước kết quả tính được trong cell. Ví dụ bạn có cột Giá Thành ( cột A ), cột Số Lượng ( cột B ) và cột Thành Tiền ( cột C ) các số liệu lần lượt được nhập vào các cell từ hàng 2 trở đi, bạn chọn cell trong cột Thành Tiền ( cell C2 ) rồi nhập vào hàm tính toán như sau : = DOLLAR ( A2 * B2 ). Khi đó giá trị tính trong C2 sẽ có dấu $ trước số liệu tính được.

Thủ Thuật Excel   

Tạo Ghi Chú(Comment):

Ghi chú là một nội dung văn bản do ta tạo ra tại 1 ô nào đó trên bảng tính, nhằm để chú thích, diễn giải nội dung bên trong ô đó:

Insert/Comment, nhập nội dung vào cho ghi chú trong khung chữ nhật xuất hiện.

Muốn chỉnh xửa nội dung thì click chuột phải vào ô đó và chọn Edit Comment

Muốn nội dung hiển thị là tiếng việt thì clịck chuột phải vào nội dung, chọn Format Comment, rồi chọn font.

Muốn nội dung ghi chú là một hình ảnh thì:

Chọn ô ghi chứa ghi chú, nhấp chuột phải và chọn Show Comment.

Chọn tiếp cạnh của ghi chú(lưu ý ta phải chọn cạnh của ghi chú để ghi chú được bao bọc bởi dấu chấm).

Sau đó Click chuột phải vào cạnh đó, chọn Format Comment, chọn Tab Colors and Lines.

Tại mục Fill, mở hộp thoại Color, chọn FillEffects, chọn Tab Picture.

Nhấn nút Select Picture, lựa hình ảnh cần đưa vào ghi chú, OK

Muốn xóa nội dung, click chuột phải vào ô đó và chọn Delete Comment

Đặt Tên Vùng:

Việc đặt tên vùng để thay thế cho địa chỉ tham chiếu trong công thức. Hạn chế lỗi do nhập sai địa chỉ, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ dò tìm, có thể thay đổi địa chỉ tham chiếu của các ô được xác định bởi tên vùng và hàm sẽ tự động cập nhật lai:

Đánh dấu phạm vi cần đặt tên

Insert/Name/Define Name, xác định các thông số sau:

Name in Workbook: nhập tên đại diện cho vùng

Refers to: nhập tạo độ của vùng

Add: bổ sung tên vùng vào danh sách.

Delete: xóa tên vùng.

Tự Động Tìm Và Sửa Chữa Các Lỗi Của Chương Trình Excel 2000.

Help/Detect and Repair, và cứ để cho chương trình tự thực hiện.

Hàm Tính Bị Sai:

Nếu chỉnh xưa dấu phẩy trong control panel rồi mà hàm vẫn sai, thì có thể bạn chọn ngôn  ngữ đã sai:

Start/Settings/Control Panel/Regional Settings, chọn Tab Regional Settings, tại đây ta chon ngôn ngữ là: English(United States)

Bảo Vệ Dữ Liệu:

chọn sheet muốn bảo vệ, chọn Tools/Protection/Protect Sheet, trong đó:

Contents: bảo vệ nội dung của bảng tính, không cho phép một thao tác hiệu chỉnh nào(chỉ cho phép xem).

Objects: bảo vệcác đối tượng được nhúng trong bảng tính.

Scenarios: bảo vệ cách xây dựng”kịch bản” của bài toán tối ưu trên bảng tính.

Password: nhập mật khẩu để bảo vệ(phải nhâp cả 2 lần giống nhau)

chú ý: để bảo vệ Workbook thì ta chọn:

Tools/Protection/ProtectWorkBook, trong đó:

Structure: bảo vệ không cho thay đổi cấu trúc của Book, bao gồm xóa, di chuyển, ẩn, đổi tên hay chèn mới.

Windows: bảo vệ không cho di chuyển thay đổi kích thước, ẩn, đóng.

Password: nhập mật khẩu để bảo vệ.

Ngoài hai cách trên ta có thể bảo vệ ở mức độ file khi lưu trữ WorkBook như sau:

File/Save/, tại đây chọn Tools/General Options . Tại Save Options:

Always create backup: luôn tạo file dự phòng

Password to Open: Mật khẩu để cho phép mở file ra sử dụng.

Password to Modify: Mật khẩu để cho phép hiệu chỉnh nội dung file.

Read-only recommended: mở file dưới dạng chỉ đọc.

Để hủy chế độ bảo vệ, ta chọn:

Tools/Protection, chọn Unprotect Sheet hoặc Unprotect Workbook.

Còn Bao Nhiêu Ngày Nữa Trong Tháng :

= Day(date(year(A1), Month(A1)+1,1)-1) =số ngày trong tháng tương ứng.

Không Cho Chèn Dòng Hoặc Cột:

Có một cách đơn giản để không cho người khác chèn dòng hoặc cột vào bảng tính là “khóa”nó lại. Nếu không thích cách này, bạn hãy nhập ký tự bất kỳ vào ô cuối cùng của bảng tính(Ô IV65536). Hãy giữ phím Ctrl+ò, Ctrl+ð để di chuyển đến ô này

Xóa An Toàn:

Excel không thể cấm bạn xóa một bảng tính trong khi có một bảng tính khác phụ thuộc vào giá trị của nó. Để tránh vấn đề này, trước khi xóa một bảng tính, hãy mở thanh công cụ Auditing.(View/Toolbars)kiểm tra các ô có ý nghĩa(như các tổng số) trong bảng tính bạn muốn xóa bằng cách lần lượt chọn mỗi ô đó và nhấn vào nút Trace Precedents. Nếu có một bảng tính nào đó có liên quan đến ô bạn chọn, bạn sẽ thấy có một đường kẻ mỏng với một bảng tính nhỏ xíu tại ô đó.

Xóa Bỏ Dòng Trống:

Muốn xóa hết các dòng trống trong một bảng tính nhưng vẫn giữ lại số thứ tự của dòng. Hãy mở bảng tính, chèn cột A vào và điền thông số thứ tự cột. Sau đó sắp thứ tự cho bất cứ cột nào khác để đưa dòng trống xuống cuối bảng tính. Thực hiện việc này cho đến khi tất cả các dòng trống đều dồn xuống cuối bảng tính. Xóa hết các số trong cột A của những dòng trống, sắp thứ tự lại cho cột A rồi xóa cột A đi.

Cách khác:

Chèn thêm dòng 1 vào, chọn dòng 1 và tất cả dữ liệu của bạn. Sau đó chọn: Data/Filter/AutoFilter. Tại mỗi cột, chọn Blanks từ danh sách thả xuống.

Vẫn chọn toàn bộ dữ liệu, chọn Edit/Delete Row để chừa lại dữ liệu ban đầu ngoại trừ những dòng trống. Chèn thêm một dòng trống để dòng đầu tiên không bị xóa.

Chuyển Dòng Thành Cột Và Ngược Lại:

Đánh dấu vùng muốn chuyển, chọn Edit/Copy. Nhấn chuột vào góc trên bên trái của vùng mới rồi chọn Edit/Paste Special, tại đây chọn tùy chọn Transpose rồi OK.

Lưu Các Định Dạng Riêng Vào File Template Của Excel:

Mở một bảng tính mới, định nghĩa các định dạng số bạn cần. Sau đó, chọn File/Save As, rồi chọn Template(*.xlt) từ danh sách thả xuống”Save as type” trung khung hội thoại Save As. Tên bảng tính này là BOOK.XLT  và lưu nó vào thư mục Xlstart(thường nằm trong C:\ProgramFile\Microsoft Office\Office). Sau đó khởi động lại Excel, tất cả các bảng tính mới sẽ dựa trên file Book.xlt và có cả định dạng số riêng của bạn

Để Excel Tự Động Nạp Những Tùy Chọn:

Mở một Sheet mới hay Workbook mới và xác lập tất cả những tùy chọn của mình rồi lưu lại với tên STARTREX.XLS trong thư mục của Excel, nhưng chú ý là không có dữ liệu trong file này. Lần khởi động sau Excel sẽ tự động nạp lại file này lên. Khi đó bạn tiếp tục làm việc rồi lưu lại bằng lệnh Save as để giữ lại những tùy chọn của mình trong tập tin STARTREX.XLS.

Chấm Dứt Mở File Tự Động:

Khi Excell khởi động, nó tự động mở các file có trong thư mục \xlstart. Nếu Excel nạp qua nhiều file, máy tính của bạn sẽ bị hết bộ nhớ. Muốn chấm dứt tình trạng tự động nạp file này, mở thư mục xlstart và xóa các file không cần thiết đi. Excel cũng có thể mở các file từ một thư mục khác khởi động khác. Khởi động Excel và chọn Tools/Options, chọn Tab General rồi chọn mục Alternate start-up file location. Xóa bất kỳ thư mục nào xuất hiện ở đây.

Chẻ Một O Bằng Đường Chéo:

Sử dụng công cụ Drawing hoặc bạn có thể áp dụng một đường viền chéo như sau:

Gõ tiêu đề mục cao hơn ở mé phải của ô đó, ấn Alt+Enter, sau đó gõ đề mục thấp hơn ở mé trái. An Enter để hoàn tất mục nhập, nhắp phải chuột vào ô đó và chọn Format Cells, Chọn Tab Border, nhắp vào nút đường chéo ở bên phải..

Enter Xuống Dưới – Qua Phải:

Bạn muốn mỗi lần Enter thì vị trí con trỏ sẽ di chuyển xuống phía dưới hoặc qua phải thì:

Tools/Options, nhắp vào Tab Edit. Tại mục Direction ta chọn hướng chuyển(down, right, up, left).

Tự Động Đánh Dấu Thập Phân:

Tools/Options, nhắp vào Tab Edit. Ta chọn mục Fixed decimal và chọn vị trí đánh dấu phẩy tại Places (ví dụ:chọn 2 thì sẽ đánh dấu phẩy sau 2 số tính từ bên phải).

Hiển Thị Công Thức:

Tools/Options, chọn thẻ View và đánh dấu vào mục Formulas.

Hiển Thị Dòng Cột:

Nếu bạn muốn trong bảng tính hiện địa chỉ theo kiểu R,C(=R2C5:R10C5)(chọn) hoặc nếu bạn sử dụng địa chỉ tuyệt đối nhưng không thấy xuất hiện biểu tượng $ mà chỉ xuất hiện kiểu R,C,(bỏ chọn) thì bạn vào Tools/Options, nhắp vào Tab General chọn/bỏ mục R1C1 reference style

Kiểm Tra Hàm:

Nếu khi bạn  tính toán với một phép tính phức tạp thì việc sử dụng nhiều hàm lồng nhau là điều đương nhiên. Nhưng nếu bạn bị lỗi một hàm nào đó thì khó có thể tìm ra trong cái mỡ hỗn độn đo. Một giải pháp giúp bạn kiểm tra xem ham nào sai một cách nhanh nhất là kiểm tra từng hàm một hoặc một nhóm hàm nào bạn nghi ngờ, bằng cách:

 Chọn hàm hoặc nhóm hàm rồi nhấn F9, xem kết quả. Xong Ctrl+Z để trở lại trạng thái ban đầu của nó.

Hiện Cú Pháp Của Hàm:

Gõ “ = tên hàm” và nhấn Ctrl+Shift+A

Sử Dụng Macro Để Định Dạng Tự Động Trong Excel:

Vào menu Tools/Macro/Record new Macro. Trong hộp thoại Record Macro, tại mục Macro Name, đặt tên cho Macro, ví dụ là Dinh_Dang. Tại mục Storemacro in, chọn mục PersonalMacro Workbook để sau này Macro sẽ chạy khi Excel được khởi động. Bạn cũng có thể gán một phím tắt cho Macro trong mục Shortcut Key. Nhấn OK để đóng hộp thoại này lại.

Bạn thực hiện việc định dạng bằng cách vào Format/Cells/Number. Định dạng xong, nhấn nút Stop để dừng việc thu Macro.

Vào View/Toolbars/Customize, chọn Tab Command, chọn mục Macros trong Categories. Tại khung bên phải, nhấn chọn Custom Menu Item và kéo thả lên trên thanh công cụ, nhấn Close để đóng hộp Customize lại. Nhấn chuột trái vào mục CustomMenu Item trên thanh công cụ. Trong hộp thoại Assign Macro, bạn chỉ định Macro cho nút lệnh này(Dịnh_Dang), nhấn OK. Sau đó, bạn nhấn nút này để thực thi Macro.

Không Thể Mở Được File Excel Trong Cửa Sổ Windows Explorer:

Nếu bạn click đúp chuột vào một file Excel tại cửa sổ Explorer mà không mở được, chỉ chạy ra màn hình nâu như khi đóng tất cả các Workbook lại. Và chỉ mở được tại cửa sổ Excel bằng cách File/Open,thì các bạn làm nhứ sau để khắc phục:

Tại cửa sổ Excel bạn vào menu Tools/Options, chọn Tab General. Tại đây bạn bỏ lựa chọn Ignore other applications trong mục Settings, nhấn OK

Thủ thuật giấu bảng tính Excel

Áp dụng thủ thuật dưới đây, bảng tính Excel của bạn sẽ được an toàn, không sợ bị “lộ bí mật” khi ai đó dùnglệnh Format.Sheet.UnHide để xem bảng tính.

Các thực hiện như sau: Trong bảng tính cần được bảo mật, hãy nhấn ALT+F11 để mở cửa sổ Microsoft Visual Basic ra. Trong cửa sổ Project – VBA Project, nhắp đúp vào VBA Project, tiếp tục nhắp đúp vào Microsoft Excel Objects để mở các bảng tính trong tài liệu sau đó rồi chọn bảng tính mà bạn muốn giấu -> rồi nhấn F4. Trong tùy chọn Visible bạn nhắp vào dấu tam giác chọn 2-xlSheetVeryHidden, cuối cùng đóng Microsoft Visual Basic này lại và xem kết quả thế nào.

Khi nào muốn bảng tính hiện ra trở lại, thì bạn chỉ cần thực hiện lại các thao tác trên và chọn -1-xlSheetVisible là được.

Thanh Hùng Sưu Tập.

Ý nghĩa các thông báo lỗi bằng tiếng bip


Trong quá trình khởi động, khi Bios phát hiện ra lỗi trước khi hệ thống video của PC làm việc, nó sẽ thông báo lỗi nầy bằng một chuỗi tiếng bíp có tần số thay đổi tùy theo lỗi. Dưới đây là ý nghĩa chuỗi bíp của AMI Bios.

  • 1 dài -> Không tìm thấy card Video (Không áp dụng cho mainboad có card Video On board.)
  • 2 ngắn 1 dài -> Chưa nối dây tín hiệu cho màn hình (Chỉ áp dụng cho mainboad có card Video On board.)
  • 3 ngắn 1 dài -> Lỗi liên quan đến Video
  • 1 ngắn -> Lỗi về làm tươi bộ nhớ (Mạch làm tươi bộ nhớ trên mainboard bị hư hỏng)
  • 2 ngắn -> Lỗi sai chẵn lẻ (Việc kiểm tra chẵn lẽ không được hổ trợ trên sản phẩm nầy.)
  • 3 ngắn -> Lỗi trong 64kb bộ nhớ (Lỗi trong 64Kb đầu tiên của Ram)
  • 4 ngắn -> Lỗi bộ định thời (Bộ định thời trên mainboard không hoạt động.)
  • 5 ngắn -> Lỗi về bộ xử lý (CPU gây ra lỗi)
  • 6 ngắn -> Lỗi 8042-cổng A20 (Bios không chuyển sang chế độ bảo vệ được.)
  • 7 ngắn -> Lỗi về bộ xữ lý
  • 8 ngắn -> Lỗi card Video (Card Video hay Ram trên card bị hư)
  • 9 ngắn -> Lỗi sai số tổng kiểm tra Rom (Số tổng kiểm tra Rom khong đúng với giá trị đã có trong Bios)

 Thanh Hùng Sưu Tập.

Ngũ Thường: Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín


Ngũ Thường:  Ngũ là năm;  Thường là hằng có;  Ngũ Thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm:  Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
1. Nhân: Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật.
2. Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải.
3. Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.
4. Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.
5. Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy.
THEO ĐẠO THUYẾT KHỔNG TỬ

1- NHƠN là trắc ẩn chi tâm, ái vật chi lý, bất sát bất hại thể háo sanh chi đại-đức. Lấy lòng nhơn phóng xá cho loài vật, đặng phần sống sanh hóa như loài người, mới có lòng từ-bi bác-ái gọi là nhơn….

Chữ nhơn là nhân đứng bằng chữ nhị, nhân là người, nhị là hai. Làm người phải giữ cho đặng trọn hai phần, một là đối với Trời Ðất, thì phải noi theo phép công-bình thiêng-liêng của Tạo-hóa, thuận tùng Thiên-lý. Hai là đối với người, vật, thì phải giữ lòng đạo-đức, thương người mến vật, trợ cấp phò nguy mới trọn lòng nhơn …

Theo Thánh-giáo của Ðức Chí-Tôn:

Nhơn là đầu hết các hành tàng,
Cũng bởi vì nhơn dân hóa quan.
Dân trí có nhơn nhà nước trị,
Nước nhà nhơn thiệt một cơ-quan.

Tu nhơn thì thành Thần; niệm nhơn thì thành Thánh; hành nhơn thì thành Tiên; đắc nhơn thành Phật

2- NGHĨA là Nhứt thảo nhứt mộc, các hữu kỳ chủ, cả thảy mọi vật đều có chủ, cấm chẳng đặng gian tham ham muốn của người, mà làm cho thất nghĩa.

Chữ nghĩa là toàn ngã hiệp thành, chữ toàn là trọn, chữ ngã là ta, hiệp lại thành chữ nghĩa, làm người giữ trọn cùng ta thì nên nghĩa, còn chẳng trọn cùng ta là thất nghĩa. Muốn thật hành chữ nghĩa, thì phải noi theo câu: “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhơn”. Những việc gì ta chẳng muốn ai làm cho ta chịu đau khổ thảm sầu thì ta không nên đem các điều ấy mà làm cho người khác, mới là trọn nghĩa.

Chữ nghĩa bao hàm rất lớn thay. Như là nghĩa cha con, nghĩa thầy trò, nghĩa chồng vợ, nghĩa anh em cốt nhục đồng-bào, nghĩa bằng hữu chi giao, ấy là ngũ-luân chi đạo. Mọi sự đều phải có nghĩa, thì mới đủ tư-cách làm người cao trọng.

Chữ nhơn và chữ nghĩa thường đi đôi với nhau, cho nên trong Kinh Sám Hối có hai câu dạy rằng:

Làm người nhơn-nghĩa xử xong,
Rủi cho gặp lúc long-đong chẳng sờn.
Làm người nhơn-nghĩa giữ tròn,
Muôn năm bóng khuất tiếng còn bay xa.

Xem trong truyện sử đời nhà Châu, vua Võ điếu dân phạt Trụ, dĩ danh Nhơn-Nghĩa, mà thâu phục cả tâm-lý của tám trăm chư-hầu qui thuận nhà Châu cho đến các bậc Tiên-gia Xiển-giáo, cũng đồng ủng hộ Võ-Vương, thuận thọ thiên-mạng diệt giả phò chơn, thì rõ biết cái năng lực danh-từ nhơn-nghĩa tinh-vi hiệu quả là thế nào.

Hiện nay ta muốn biết trước những người cầm quyền bĩnh cán trong một nước nào, có thể lập thành sự-nghiệp phục hưng quốc-thể được trường tồn, hay là làm cho dân tâm ly tán, vận nước khuynh nguy, thì chỉ xem sở hành của vị ấy có nhơn-nghĩa hay không mà quyết đoán …

3- LỄ là yết dục dưỡng tinh, cấm không đặng tà tình hoa nguyệt, làm cho hao tổn nguơn-tinh biến ra thất lễ. Lễ là khuôn viên trọng thể của con người, làm người sở dĩ linh hơn muôn vật, chỉ nhờ biết giữ lễ mà đặng phần tôn quí hơn. Nhơn sanh vạn-vật tối linh, lễ giả Thiên Ðịa chi tự giả.

Qui cũ chữ lễ là để chế sửa phong-tục, nhân quần xã-hội, quan hôn, tang tế, Triều-đình Hương-đảng, cả thảy đều dùng lễ mà làm cho đời được tận thiện tận mỹ.

Lễ là thiết yếu để giữ chừng mực cho mọi sự hành-vi của con người…. Con người có thể sống cao thượng, phẩm giá được tôn quí là do nơi biết giữ lễ, còn bị tội lỗi làm mất tư-cách con người, thiên-hạ chê bai khinh bỉ nhục-nhã, là do nơi thất lễ.

Chữ lễ rộng lớn bao la, xem bài giải-thích về Kinh Lễ mới rõ biết.

4- TRÍ là tồn tâm dưỡng tánh, chẳng nên dùng tửu nhục ẩm thực quá độ, rối loạn trí não tâm thần, hoại hư tạng-phủ biến ra người mất trí.

Chữ trí là tri trên bạch dưới, chữ tri là biết, chữ bạch là trắng, làm người phải biết giữ lòng thanh bạch, chẳng cho nhiễm vào một điểm nhơ ố vạy tà, mới gọi là hạng người trí-thức….

“Trí giã nhạo thủy”. Bậc trí-thức tánh lưu thông như nước, mọi sự đều rõ biết, cư xử việc gì cũng được phân-minh, chẳng khi nào phạm vào luật-pháp.

5- Chữ TÍN là bằng hữu chỉ ư tín, thỉ chung như nhứt trước sau như một, không thay lòng đổi dạ, dầu hứa hẹn một việc nhỏ cũng chẳng sai lời, mới gọi là người chơn-chất biết thủ tín.

Chữ TÍN là nhơn bằng chữ ngôn, nhơn là người ngôn là lời nói. Làm người mọi điều thốt ra, phải giữ sự chơn thật thì mới đủ lòng tín-nhiệm của quần chúng, nếu việc không mà nói có, việc có lại nói không, thì chẳng còn ai tín-dụng. Người ở đời mà thất tín thì chẳng làm gì nên danh phận. Nên có câu: “Nhơn vô tín như xa vô luân”. Người mà không thành tín thì cũng như chiếc xe không có bánh, chẳng hề cử-động được nữa.

Lại có câu: “Nhơn vô tín bất lập”. Người không giữ tròn câu tín nghĩa thì chẳng lập nên danh-thể trường tồn, mà cũng không đứng vững trên mặt thế.

Vấn-đề Tam-cang Ngũ-thường, tức là nền tảng của Nho-Tông, thuộc về phần Nhơn-đạo để giáo-hóa nhơn sanh cho đủ tư-cách làm người cao thượng, nếu mỗi người thật hành y theo qui-điều kể trên cho châu đáo, thì đời sẽ được mỹ-tục thuần-phong, tức là đời thái-bình an-cư lạc-nghiệp.

Ðiều-mục của Khổng-giáo cũng như qui-giới của Phật-giáo, Tiên-giáo. Ngũ-thường, ngũ-giới, ngũ-hành kỳ trung hiệp đồng nhứt lý….

Ðệ-tử nhà Phật, nhà Tiên muốn đi tới Bồng-Ðảo, Niết-Bàn thì tức nhiên phải đi qua đò nhà Nho trước.

Phật, Ðạo cũng như hành bộ khách, nền Nho ví tợ chiếc đò qua…. Ấy là: “Dục tu Tiên-đạo, tiên tu Nhơn-đạo, Nhơn-đạo bất tu, Tiên-đạo viễn hỉ”….

Luận về đạo-lý rất quảng đại bao la, không thể giải cho cùng tận, chỉ do theo trình-độ của mọi người, hiểu biết đặng bao nhiêu lược biến ra để làm phương-châm thật-hành cho được vẹn toàn, cũng là điều bổ ích.

(Thanh Hùng Sưu Khảo)

Imation Pro WX, ổ cứng di động không dây


TNO – 24/11/09

Pro WX  là mẫu ổ cứng di động hết sức độc đáo của Imation vì nó kết nối với máy tính bằng công nghệ không dây, không cần đến dây cáp kết nối “loằng ngoằng” nữa.

Nó kết nối với máy tính theo công nghệ không dây tương tự chuột không dây qua cổng USB. Sản phẩm gồm một ổ cứng không dây 1,5TB (1.500GB) và một cục nhận tín hiệu không dây gắn vào cổng USB của PC, laptop.

Khi kích hoạt ổ cứng và cục nhận tín hiệu, người dùng có thể tiến hành sao chép dữ liệu từ ổ cứng sang máy tính và ngược lại một cách dễ dàng. Tốc độ sao chép dữ liệu đạt 15MB/ giây và tầm kết nối giữa ổ cứng và máy tính là 10m. Dung lượng 1,5TB có thể lưu được 300.000 bức ảnh, 750 giờ video.

Subasa